Truy cập

Hôm nay:
1040
Hôm qua:
3218
Tuần này:
9731
Tháng này:
31366
Tất cả:
1477955

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đối với Người cao tuổi

Dân tộc ta có truyền thống rất lâu đời là trọng thọ. Câu “ Kính già già để tuổi cho” không những được tôn trọng trong quá khứ, mà ngay cả bây giờ vẫn là phổ biến. Nhân dân ta kính trọng người cao tuổi bởi nhiều lẽ:

Dân tộc ta có truyền thống rất lâu đời là trọng thọ. Câu “ Kính già già để tuổi cho” không những được tôn trọng trong quá khứ, mà ngay cả bây giờ vẫn là phổ biến. Nhân dân ta kính trọng người cao tuổi bởi nhiều lẽ:

Ai cũng đến ngưỡng của tuổi già. Nếu người trẻ hôm nay biết đối xử tốt với người già, thì lớp trẻ sau sẽ nhìn vào để đối xử lại. Đó chính là cái “nợ đồng lần”của mọi thế hệ người Việt Nam vốn sùng đạo Phật- đó cũng là quan hệ nhân quả.
Trong xã hội thuần nông nghiệp trước đây của Việt Nam, người nông dân sống và làm việc hầu như dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước. Từ những kinh nghiệm về thời tiết, giống má, phương tức canh tác, ứng xử xã hội của những người cao tuổi tích lũy được là vốn quý cho thế hệ trẻ học tập và làm theo. Nên tinh thần trọng lão ở nước ta thời nào cũng được đề cao.
Người cao tuổi do sống lâu năm, họ chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử, xã hội, đất nước, nên họ vững vàng trong thế đứng của mình. Trong lao động sản suất, họ là người điêu luyện, thuần thục, tích lũy kinh nghiệm cả thành công lẫn thất bại. Ngoài ra họ còn có cả kinh nghiệm sống và vốn sống xã hội rất phong phú để truyền thụ cho con cháu.
Người cao tuổi cũng là người nắm vững các phong tục, tập quán lâu đời của làng quê, đất nước. Họ đóng vai trò truyền thụ, hướng dẫn những kinh nghiệm sống cho con cháu, gia đình và cộng đồng.
Từ xưa, chỉ những người có đủ 60 tuổi mới được “lên lão”. Tức là mới được coi là người cao tuổi. Họ đã thuộc những người “Lục thập tri thiên mệnh”, có nghĩa là những người 60 tuổi trở lên có thể hiểu được cả “mệnh trời”.( Luật người cao tuổi của nước ta hiện nay cũng quy địn: Người cao tuổi là những người đủ 60 tuổi).
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đối với người cao tuổi được quy định phổ biến trong các hương ước làng xưa là: “Khi làng có việc, các cụ 100 tuổi được ngồi ngang hàng với văn khoa, Tiến sĩ và võ hoạn quan nhất nhị phẩm. Người thọ 90 tuổi được ngồi ngang hàng với văn khoa phó bảng và văn võ hoạn quan tam tứ phẩm. Người thọ 80 tuổi được ngồi ngang hàng với văn khoa cử nhân và văn võ hoạn quan ngũ, lục phẩm. Người thọ 70 tuổi được ngồi ngang hàng với văn khoa, tú tài và văn võ hoạn quan thất bát phẩm”.
Có nơi còn tôn xưng các cụ làquan lão. Vị trí do tuổi tác mang lại gọi làxỉ tướchoặcthiên tước( tước vị trời cho). Dân gian có câu: “Triều đình trọng tước, hương ước trọng xỉ”, nghĩa là trong triều đình thì trọng những người có có chức tước cao nhất, còn ở làng xã thì trọng những người có tuổi cao nhất. Nhiều làng trong hương ước còn giành một phần ruộng đất công hay hoa lợi dùng vào việc biếu xén cho các cụ cao tuổi. Loại ruộng giành để biếu xén ấy người ta gọi là “ruộng biếu” hay còn gọi là “Lão điền”.
Kính trọng người già không những là quy định của làng xã mà còn là chuẩn mực xã hội được Nhà nước ban hành và được ghi thành các điều luật. Luật Hồng Đức (Thế kỷ thứ XVI ) có ghi: “Trong hương thôn có người già mà không kính nể, dám tự ngồi ăn uống cùng mâm thì lấy điều khinh nhờn người trên mà trị tội, người mắc tội bị đánh 30 trượng”.
rong tất cả các hương ước làng xưa đều có quy định lễ mừng thọ cho người cao tuổi, nhằm biểu thị lòng yêu quý, trân trọng tuổi già. Thường ở tuổi 60 người ta làm lễ vào lão; 70 tuổi làm lễ mừng thọ, 80 tuổi làm lễ thượng thọ, 90 tuổi làm lễ thượng thượng thọ, 100 tuổi làm lễ bách tuế đại thọ.
Thường thì lễ mừng thọ cho các cụ được con cháu chuẩn bị từ trước rất chu đáo bằng nhiều động tác nghi lễ. Thời gian tổ chức mừng thọ thường là vào dịp đầu Xuân (ngay sau tết Nguyên Đán) hoặc trong tháng Giêng. Tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình mà tổ chức buổi lễ to hay nhỏ, nhưng luôn toát lên được không khí đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc. Lễ mừng thọ còn là dịp để khăng định, tôn vinh nhân phâm, giá trị của các cụ già, và cũng là dịp để cổ vũ các cụ sống đẹp, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc.
Đây là những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đối với người cao tuổi mà thế hệ sau cần phát huy truyền thống đó trên tinh thần gạn đục khơi trong.

Đức Hậu - Hội NCT Bỉm Sơn

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đối với Người cao tuổi

Dân tộc ta có truyền thống rất lâu đời là trọng thọ. Câu “ Kính già già để tuổi cho” không những được tôn trọng trong quá khứ, mà ngay cả bây giờ vẫn là phổ biến. Nhân dân ta kính trọng người cao tuổi bởi nhiều lẽ:

Dân tộc ta có truyền thống rất lâu đời là trọng thọ. Câu “ Kính già già để tuổi cho” không những được tôn trọng trong quá khứ, mà ngay cả bây giờ vẫn là phổ biến. Nhân dân ta kính trọng người cao tuổi bởi nhiều lẽ:

Ai cũng đến ngưỡng của tuổi già. Nếu người trẻ hôm nay biết đối xử tốt với người già, thì lớp trẻ sau sẽ nhìn vào để đối xử lại. Đó chính là cái “nợ đồng lần”của mọi thế hệ người Việt Nam vốn sùng đạo Phật- đó cũng là quan hệ nhân quả.
Trong xã hội thuần nông nghiệp trước đây của Việt Nam, người nông dân sống và làm việc hầu như dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước. Từ những kinh nghiệm về thời tiết, giống má, phương tức canh tác, ứng xử xã hội của những người cao tuổi tích lũy được là vốn quý cho thế hệ trẻ học tập và làm theo. Nên tinh thần trọng lão ở nước ta thời nào cũng được đề cao.
Người cao tuổi do sống lâu năm, họ chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử, xã hội, đất nước, nên họ vững vàng trong thế đứng của mình. Trong lao động sản suất, họ là người điêu luyện, thuần thục, tích lũy kinh nghiệm cả thành công lẫn thất bại. Ngoài ra họ còn có cả kinh nghiệm sống và vốn sống xã hội rất phong phú để truyền thụ cho con cháu.
Người cao tuổi cũng là người nắm vững các phong tục, tập quán lâu đời của làng quê, đất nước. Họ đóng vai trò truyền thụ, hướng dẫn những kinh nghiệm sống cho con cháu, gia đình và cộng đồng.
Từ xưa, chỉ những người có đủ 60 tuổi mới được “lên lão”. Tức là mới được coi là người cao tuổi. Họ đã thuộc những người “Lục thập tri thiên mệnh”, có nghĩa là những người 60 tuổi trở lên có thể hiểu được cả “mệnh trời”.( Luật người cao tuổi của nước ta hiện nay cũng quy địn: Người cao tuổi là những người đủ 60 tuổi).
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đối với người cao tuổi được quy định phổ biến trong các hương ước làng xưa là: “Khi làng có việc, các cụ 100 tuổi được ngồi ngang hàng với văn khoa, Tiến sĩ và võ hoạn quan nhất nhị phẩm. Người thọ 90 tuổi được ngồi ngang hàng với văn khoa phó bảng và văn võ hoạn quan tam tứ phẩm. Người thọ 80 tuổi được ngồi ngang hàng với văn khoa cử nhân và văn võ hoạn quan ngũ, lục phẩm. Người thọ 70 tuổi được ngồi ngang hàng với văn khoa, tú tài và văn võ hoạn quan thất bát phẩm”.
Có nơi còn tôn xưng các cụ làquan lão. Vị trí do tuổi tác mang lại gọi làxỉ tướchoặcthiên tước( tước vị trời cho). Dân gian có câu: “Triều đình trọng tước, hương ước trọng xỉ”, nghĩa là trong triều đình thì trọng những người có có chức tước cao nhất, còn ở làng xã thì trọng những người có tuổi cao nhất. Nhiều làng trong hương ước còn giành một phần ruộng đất công hay hoa lợi dùng vào việc biếu xén cho các cụ cao tuổi. Loại ruộng giành để biếu xén ấy người ta gọi là “ruộng biếu” hay còn gọi là “Lão điền”.
Kính trọng người già không những là quy định của làng xã mà còn là chuẩn mực xã hội được Nhà nước ban hành và được ghi thành các điều luật. Luật Hồng Đức (Thế kỷ thứ XVI ) có ghi: “Trong hương thôn có người già mà không kính nể, dám tự ngồi ăn uống cùng mâm thì lấy điều khinh nhờn người trên mà trị tội, người mắc tội bị đánh 30 trượng”.
rong tất cả các hương ước làng xưa đều có quy định lễ mừng thọ cho người cao tuổi, nhằm biểu thị lòng yêu quý, trân trọng tuổi già. Thường ở tuổi 60 người ta làm lễ vào lão; 70 tuổi làm lễ mừng thọ, 80 tuổi làm lễ thượng thọ, 90 tuổi làm lễ thượng thượng thọ, 100 tuổi làm lễ bách tuế đại thọ.
Thường thì lễ mừng thọ cho các cụ được con cháu chuẩn bị từ trước rất chu đáo bằng nhiều động tác nghi lễ. Thời gian tổ chức mừng thọ thường là vào dịp đầu Xuân (ngay sau tết Nguyên Đán) hoặc trong tháng Giêng. Tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình mà tổ chức buổi lễ to hay nhỏ, nhưng luôn toát lên được không khí đầm ấm, vui vẻ, hạnh phúc. Lễ mừng thọ còn là dịp để khăng định, tôn vinh nhân phâm, giá trị của các cụ già, và cũng là dịp để cổ vũ các cụ sống đẹp, sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc.
Đây là những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đối với người cao tuổi mà thế hệ sau cần phát huy truyền thống đó trên tinh thần gạn đục khơi trong.

Đức Hậu - Hội NCT Bỉm Sơn

Công khai tiến độ giải quyết TTHC