Truy cập

Hôm nay:
385
Hôm qua:
1198
Tuần này:
10274
Tháng này:
31909
Tất cả:
1478498

Kiến thức cơ bản về hàn the

Kiến thức cơ bản về hàn the

1. Hàn the là chất gì? Có được sử dụng trong chế biến thực phẩm không?
Hàn the có tên khoa học là Natri borat (Natri tetra borat hoặc borax), công thức hóa học là Na2B4O7, nó có tính sát khuẩn nhẹ, đặc biệt nó làm cho sản phẩm tinh bột, thịt, cá,...trở nên dai, giòn. Tuy nhiên, hàn the có độc tính khá lớn đối với cơ thể nên hàn the không nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm.
2. Thực phẩm nào trên thị trường dễ bị lạm dụng hàn the trong chế biến?
Nhờ tính chất sát khuẩn nhẹ (nên có thể kéo dài thời gian bảo quản cho sản phẩm) và đặc biệt là tính làm cho sản phẩm dai, giòn nên hàn the đã được cho thêm vào nguyên liệu để sản xuất bún, mì, phở, bánh cuốn, bánh đúc, bánh suse, thạch và sản phẩm chế biến từ thịt như giò, chả, nem chua, cá,...Việc này là không được phép.
3. Thức ăn chứa hàn the có tác hại như thế nào?
Hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính cho người sử dụng với liều lượng thấp. Liều từ 5 gam trở lên đã gây ngộ độc cấp tính có thể dẫn đến tử vong. Hàn the có thể gây ngộ độc mạn tính, ảnh hưởng đến thận, gan, biếng ăn, suy nhược cơ thể. Trong thực tế ít gặp trường hợp ngộ độc cấp tính do hàn the mà thường gặp ngộ độc mạn tính. Khi vào cơ thể, hàn the khó bị đào thải mà tích tụ ở gan, đến khi lượng tích lũy trong cơ thể đủ lớn, sẽ gây các bệnh mãn tính.
Trích từ tài liệu “Hỏi đáp về an toàn thực phẩm” của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế (năm 2017).

Kiến thức cơ bản về hàn the

Kiến thức cơ bản về hàn the

1. Hàn the là chất gì? Có được sử dụng trong chế biến thực phẩm không?
Hàn the có tên khoa học là Natri borat (Natri tetra borat hoặc borax), công thức hóa học là Na2B4O7, nó có tính sát khuẩn nhẹ, đặc biệt nó làm cho sản phẩm tinh bột, thịt, cá,...trở nên dai, giòn. Tuy nhiên, hàn the có độc tính khá lớn đối với cơ thể nên hàn the không nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm.
2. Thực phẩm nào trên thị trường dễ bị lạm dụng hàn the trong chế biến?
Nhờ tính chất sát khuẩn nhẹ (nên có thể kéo dài thời gian bảo quản cho sản phẩm) và đặc biệt là tính làm cho sản phẩm dai, giòn nên hàn the đã được cho thêm vào nguyên liệu để sản xuất bún, mì, phở, bánh cuốn, bánh đúc, bánh suse, thạch và sản phẩm chế biến từ thịt như giò, chả, nem chua, cá,...Việc này là không được phép.
3. Thức ăn chứa hàn the có tác hại như thế nào?
Hàn the có thể gây ngộ độc cấp tính cho người sử dụng với liều lượng thấp. Liều từ 5 gam trở lên đã gây ngộ độc cấp tính có thể dẫn đến tử vong. Hàn the có thể gây ngộ độc mạn tính, ảnh hưởng đến thận, gan, biếng ăn, suy nhược cơ thể. Trong thực tế ít gặp trường hợp ngộ độc cấp tính do hàn the mà thường gặp ngộ độc mạn tính. Khi vào cơ thể, hàn the khó bị đào thải mà tích tụ ở gan, đến khi lượng tích lũy trong cơ thể đủ lớn, sẽ gây các bệnh mãn tính.
Trích từ tài liệu “Hỏi đáp về an toàn thực phẩm” của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế (năm 2017).

Công khai tiến độ giải quyết TTHC